12/5/17

Không dùng điện, TV, lối sống ‘ngốc nghếch’ của bộ tộc thiểu số Mỹ lại khiến nhiều người ao ước 12/5/17




Từ chối nền văn minh hiện đại, không dùng điện, không dùng ô tô, không xem ti vi, mọi người đều làm nông, đi lại bằng ngựa hoặc đi bộ… Tuy nhiên, lối sống bị cho là “ngốc nghếch” này của người Amish lại khiến nhiều người phải ao ước.

Trong ấn tượng của không ít người, Mỹ là một quốc gia hiện đại và phát triển bậc nhất, với các nền văn hóa đan xen trong một thế giới phồn hoa. Từ kinh đô điện ảnh phong phú đa dạng của Hollywood cho tới thành phố New York sôi động; từ cái nôi của khoa học kỹ thuật cho tới ánh mặt trời và bãi cát trải dài ở Florida, Hoa Kỳ vẫn luôn lưu giữ được những nét truyền thống cổ xưa không dễ làm mai một.

Bắt đầu từ thế kỷ 18, có một nhóm người cố gắng lưu giữ những truyền thống văn hóa ban đầu của đạo Kito giáo đã di cư tới tiểu bang Pennsylvania nước Mỹ để sinh sống phát triển.

Họ có một cuộc sống rất giản dị, ăn vận quần áo thanh lịch tao nhã. Điều đặc biệt, họ từ chối nền văn minh hiện đại, không dùng điện, không dùng ô tô, không xem ti vi, mọi người đều làm nông, đi lại bằng xe ngựa hoặc đi bộ. Cứ như vậy, họ duy trì một cuộc sống mộc mạc tốt đẹp tựa như đang sống ở chốn bồng lai tiên cảnh. Họ chính là những người Amish, một tộc người thiểu số ở Mỹ.

Người Amish có một cuộc sống rất giản dị, ăn vận quần áo thanh lịch tao nhã. (Ảnh: Propaganda Earth Store)
Người Amish xuất hiện sớm nhất ở Thụy Sĩ và Đức, tuy nhiên lúc bấy giờ do giáo hội tại nơi đây trục xuất và gây sức ép với họ, nên đến đầu thế kỷ thứ 18 họ đã di cư sang Mỹ và Canada. Tuy nhiên, khi đặt chân tới mảnh đất mới này, phương thức sinh hoạt của họ vẫn được lưu giữ nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Không những từ chối nền văn minh hiện đại, người Amish còn kiên quyết sử dụng ngôn ngữ riêng của mình, đó là tiếng Đức. Những đứa trẻ người Amish tới trường học thì nói tiếng Anh, tuy nhiên ở nhà thì phải sử dụng tiếng Đức.

Người Amish luôn giữ sự cách biệt rất nghiêm túc và kiên trì về cách sống của mình với thế giới bên ngoài. Một ngày của họ được bắt đầu khi mặt trời mọc và kết thúc khi mặt trời lặn. Mọi người sống quây quần trong một khu vực, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc sống.

Người đàn ông Amish làm việc trong nông trường, dùng ngựa để cày ruộng, tất cả công việc thu hoạch và mùa màng đều làm bằng thủ công. Phụ nữ Amish chỉ thường ở trong nhà nội trợ và nuôi dạy con cái. Họ không làm việc vào chủ nhật, bởi đó là ngày mà tất cả mọi người đều đi nhà thờ.



Người Amish tự trồng tất cả thực phẩm cần dùng bằng phương pháp canh tác hữu cơ. (Ảnh: US News Health)
Theo giáo lý mà người Amish tin tưởng và thờ phụng, họ gọi phương cách sống của mình là ‘Quy tắc Ordnung’. Những người phụ nữ Amish chỉ mặc những bộ đầm dài đơn giản, luôn đeo thêm tạp dề và mũ bonnet, họ quan niệm rằng cách ăn vận như vậy là để thể hiện sự biết ơn đối với Chúa. Họ cũng không bao giờ trang điểm hay mang đồ trang sức. Những người đàn ông Amish thông thường để râu kiểu quai nón, đàn ông đã kết hôn bắt buộc phải để râu ở dưới cằm, không được để ria mép. Họ thường mặc những bộ vest màu tối, áo sơ mi không kiểu cách, đặc biệt là luôn có đai đeo quần và mũ rơm rộng vành. 

Sự nghiêm ngặt trong ăn mặc mới chỉ là bước đầu tiên trong cách sống của người Amish. Họ không tôn sùng và ủng hộ nền văn minh và giá trị quan của người hiện đại. Họ chỉ cho con cái mình tới các trường công của trẻ em Amish và chỉ cho chúng học tới trung học cơ sở là kết thúc, không cho học tiếp lên trung học.

Nguyên nhân vì họ cho rằng, nếu để con tiếp nhận nền giáo dục quá nhiều sẽ làm phá hoại nền văn hóa truyền thống của họ, sẽ ‘ăn mòn’ giá trị truyền thống của họ. Không những vậy, người Amish nhận định rằng, cho dù có học nhiều đến mấy đi nữa cũng không có tác dụng gì với cuộc sống chỉ làm nông, sinh con của người Amish.

Trẻ em Amish chỉ học tới trung học cơ sở là kết thúc, không học tiếp lên trung học. (Ảnh: The Guardian)
Nói tới chuyện sinh con, người Amish là tộc người nhất mực yêu thương đại gia đình của mình, họ coi đây là món quà quý giá mà thượng đế đã ban tặng cho họ. Sinh con và kết hôn thành lập gia thất với hàng xóm là mục tiêu của các cô gái người Amish.

Người Amish duy trì chế độ một vợ một chồng, tuy nhiên thông thường mỗi cặp vợ chồng đều sinh từ sáu tới bảy người con, và họ không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào.

Bởi cứ mang thai là phải sinh và không được phép phá thai hay theo một kế hoạch hóa nào, vậy nên dân số của người Amish tăng lên khá nhanh. Từ số dân khoảng 5.000 người vào năm 1920, cho đến nay dân số người Amissh đã tăng lên 30.000 người.

Có một quy tắc của người Amish, đó là khi người đàn ông và phụ nữ Amish quyết định kết hôn, họ có thể ngủ cùng nhau trước khi kết hôn, tuy nhiên không được phép để xảy ra bất kể quan hệ gì trước hôn nhân ngoài chuyện ‘nắm tay và trò chuyện’. Để tránh xảy ra những hành vi cử chỉ trước khi kết hôn, ở trên giường ngủ người Amish sẽ lắp thêm một tấm gỗ để ngăn cách giữa hai người. Có thể nói cách làm và sự tuân thủ nguyên tắc này của họ rất hiệu quả.

Đàn ông và phụ nữ Amish quyết định kết hôn, không được phép để xảy ra bất kể quan hệ gì trước hôn nhân ngoài chuyện ‘nắm tay và trò chuyện’. (Ảnh: Readovka.ru)
Thuận theo thời gian, người Amish cũng dần dần bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mỗi khi một đứa trẻ Amish đủ 16 tuổi, có thể lựa chọn một khoảng thời gian thích hợp đi ra tiếp xúc và cảm thụ thế giới bên ngoài, nếu cảm thấy tốt thì có thể lưu lại sống theo cách của thế giới bên ngoài. Họ gọi cách du lịch này là ‘Rumspringa’. 

Những người Amish ở vào độ tuổi từ 16 đến 25 bắt buộc phải tham gia lễ rửa tội chính thức mới có thể gia nhập tôn giáo. Khi bắt đầu gia nhập tôn giáo thì chính thức phải sống một cuộc sống với những giáo luật rất nghiêm khắc của họ, cần phải kết hôn và kết hôn với những người cùng trong tôn giáo của mình.

Ngoài những điều như đã nói ở trên như họ không sử dụng xe hơi, không xem ti vi, không dùng điện thoại và không dùng bất kể một công cụ hỗ trợ gì, cũng không hưởng thụ âm nhạc. Họ tin rằng sử dụng công cụ sẽ khiến con người trở nên kiêu ngạo và tự phụ, do vậy âm nhạc của họ sử dụng là âm nhạc tự diễn xướng.

Vậy tại sao họ lại không dùng xe hơi? Nguyên nhân vì người Amish tin rằng, xe hơi sẽ làm phá vỡ sự liên kết trong giáo hội của họ, phá vỡ quy luật vốn có và mọi người sẽ chạy ra ngoài.

Người Amish không sử dụng ô tô, họ đi lại bằng xe ngựa hoặc đi bộ. (Ảnh: Zeri)
Người Amish không chỉ tránh thức ăn đóng gói và thức ăn chế biến sẵn, họ còn tự trồng tất cả thực phẩm cần dùng bằng phương pháp canh tác hữu cơ. Họ tự nuôi gia súc và gia cầm; thực phẩm của họ luôn có nguồn gốc tự nhiên và không phải GMO. Điều quan trọng là họ ăn thức ăn theo mùa, mùa nào thức nấy, thực phẩm còn dư được đóng hộp hoặc lên men.

Người Amish đã chọn sự thông thái mà tổ tiên chúng ta truyền lại thay vì đi theo lối sống “hiện đại”, nghĩa là họ sống theo kinh nghiệm của những thế hệ trước. Trong cuộc sống của người Amish không có từ “Stress”. Họ không cạnh tranh với nhau mà tạo ra một cộng đồng bình đẳng với lối sống dựa trên tính bình đẳng, hợp tác, và hoà hợp giữa các thành viên trong cộng đồng. Bởi vậy, trong cộng đồng người Amish cũng thật hiếm để tìm thấy người mắc chứng tự kỷ hoặc thiểu năng trí tuệ.

Cuộc sống yên bình của người Amish khiến nhiều người phải ao ước. (Ảnh: HypeScience)
Người Amish bây giờ cũng sống như người Amish 300 năm trước và chúng ta có thể thật sự phải học hỏi từ họ. Họ có cuộc sống tự cung tự cấp bền vững và tuyệt đối không sử dụng hoá chất độc hại trong mọi trường hợp. Họ không bị nhiều loại dịch bệnh đe doạ và có sức khoẻ tốt hơn những người Mỹ còn lại. Các chuyên gia về y tế cho biết, gần như không có người bị ung thư trong cộng đồng người Amish và người Amish được xem là những người có sức khoẻ tốt nhất nước Mỹ.

Khi nói đến người Amish, người ta thường nghĩ đến lối sống giản đơn, khác xa lối sống hiện đại. Nhiều người xem họ là những kẻ ngốc khi không sử dụng những công nghệ tiến bộ và tiện dụng, và thậm chí xem thường họ vì họ không theo lề lối chung của đa số mọi người trong xã hội. Tuy nhiên, với những thành quả mà lối sống “ngốc nghếch” này mang lại, đã khiến những người khác phải trầm trồ ngưỡng mộ.

Kiên Định biên dịch

Nguồn: daikynguyenvn

13/11/11

Chúa Giê Xu Biết Nỗi Đau Của Bạn 13/11/11

Khi nào ngươi dùng vật chi hấp lò làm của lễ chay, thì phải lấy bột mịn làm bánh nhỏ không men nhồi dầu, và bánh tráng không men thoa dầu. (Lê vi ký 2:4) 

Những nỗi đau cá nhân, những tổn thương thầm kín, những thói nghiện ngập đáng xấu hỗ. Bạn có thể nghĩ rằng không ai hiểu những gì bạn đang trải qua, nhưng Đức Chúa Trời hiểu. Ngài có thể biết tất cả những nỗi đau của bạn và có thể giúp bạn (Hê bơ rơ 2:18, 4:15). 

Trong Cựu ước, của lễ chay mang đến cho Đức Chúa Trời nói về đời sống của Chúa Giê Xu trên đất. Bột lọc, dùng làm của lễ chay, là loại bột đã được nghiền, xay nhuyển, giả ra và được sàn lọc để chúng trở nên mịn màng. Vì thế, bột lọc đó tiêu biểu cho nhân tánh và những đau đớn của Chúa Giê Xu. 

Một trong những cách mà người phụ nữ Do thái chuẩn bị của lễ chay là nướng nó. Bỏ sâu vào trong lò nướng nói về những sự đau đớn “ẩn dấu” mà Chúa Giê đã trải qua. Tôi tin rằng Chúa Giê Xu đã đối mặt với những đau đớn mà chúng ta không thể hiểu hết được. Ngay cả khi còn thanh niên, Ngài đã phải trải qua những đau đớn để Ngài chuẩn bị chết cho cả nhân loại tại thập tự giá. Trong những năm tháng thi hành chức vụ, chắc chắn Ngài rất đau đớn vì hết lần này đến lần khác, Ngài nhìn thấy sự vô tín không chỉ của những người xung quanh mà ngay cả của các môn đồ Ngài nữa. 

Chúa Giê Xu cũng đã chịu đau đớn dưới tay của con người – những kẻ phỉ báng hiểu lầm Ngài. Một lần nọ những người Pha ri si đã nói bóng gió rằng Ngài là đứa con hoang vì mẹ Ngài đã mang thai trước khi kết hôn với Giô sép (Giăng 8:39, 41). Những lời nhận xét khiếm nhã đó, có thể không phải chỉ là lần thứ nhất, chắc hẵn đã làm Ngài tổn thương rất nhiều. 

Hãy xem những cám dỗ Ngài đã đối mặt. Không chỉ có ba lần, Lời Đức Chúa Trời nói rằng Ngài đã bị cám dỗ bốn mươi ngày! (Lu ca 4:2). Không phải tất cả những sự cám dỗ đều được ghi lại. Chắc hẵn Ngài đã bị thử thách rất nhiều trong bốn mươi ngày đó. 

Tất cả những điều này có nghĩa gì? 

Bạn thân mến, Chúa Giê xu đã trải qua tất cả những cám dỗ và đau đớn đó vì bạn, song Ngài chẳng hề phạm tội (Hê bơ rơ 4:15). Không có sự cám dỗ hay những nỗi đau nào bạn đang trải qua mà Ngài không thể biết. Vì thế ngay hôm nay hãy đến gần ngôi thương xót của Ngài và nhận lấy ân điển dư dật của Ngài để đương đầu và thắng hơn mọi thử thách trong đời sống! 

Không có sự cám dỗ hay những nỗi đau nào bạn đang trải qua mà Chúa Giê Xu không thể biết hay ban cho bạn ân điển dư dật của Ngài để đương đầu và thắng hơn.

Newcreationchurch


10/11/11

Nguồn Gốc Lễ Tạ Ơn 10/11/11

Thấm thoát mà chúng ta đã bước vào những tháng cuối cùng của một năm, với những ngày lễ đặc biệt. Tháng Mười Một chúng ta có Lễ Tạ Ơn và tháng Mười Hai là lễ Giáng Sinh, kỷ niệm ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu xuống trần. Hoa Kỳ là quốc gia của những người di dân, là tập họp của nhiều sắc dân từ các nước trên thế giới. Lễ Tạ Ơn là ngày lễ của những người từ một đất nước khác di dân đến Hoa Kỳ, để cảm tạ Ðức Chúa Trời về sự dẫn dắt và hồng ân Chúa ban cho trên vùng đất mới. Chúng ta cũng là những người di dân, vì thế lễ Tạ Ơn cũng là lễ của người Việt chúng ta và có một ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta.

Lễ Tạ Ơn đầu tiên được tổ chức vào năm 1621. Sau khi gặt hái được vụ mùa đầu tiên, nhóm người di dân đầu tiên từ Anh Quốc đã tổ chức một buổi lễ để cảm tạ Ðức Chúa Trời đã dẫn dắt họ đến bến bờ tự do, gìn giữ họ khỏi những hiểm nguy trên vùng đất xa lạ và ban cho họ sản vật trong mùa gặt đầu tiên. Những nhóm người di dân khác đến đất nước này về sau cũng tiếp tục giữ ngày lễ Tạ Ơn để dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ và lòng biết ơn. Người Việt chúng ta luôn luôn đề cao lòng biết ơn nên chắc chắn chúng ta không thể không cảm ơn Ông Trời hay Ðức Chúa Trời, Ðấng đã đưa dẫn chúng ta đến đất nước này và đã ban cho chúng ta biết bao nhiêu ơn lành, từ vật chất đến tinh thần và tâm linh.

Lễ Tạ Ơn đầu tiên được tổ chức vào năm 1621, nhưng đến hơn hai trăm năm sau, tức là vào năm 1863, dưới thời Tổng Thống Abraham Lincoln, lễ này mới chính thức trở thành một quốc lễ, là ngày lễ cho cả nước. Lúc đó Hoa Kỳ đang ở trong cuộc nội chiến Nam-Bắc, tình hình khó khăn, tương lai mờ mịt, nhưng Tổng Thống Lincoln đã kêu gọi dân chúng dành một ngày đặc biệt để dâng lời cảm tạ Ðức Chúa Trời về những ơn lành Ngài ban. Hôm nay chúng ta cũng ở trong hoàn cảnh bi đát tương tự. Làm sao có thể dâng lời cảm tạ Chúa? Chúng ta có ơn phước gì để mà cảm tạ Chúa đâu. Ðể tìm câu trả lời, chúng ta hãy cùng nhìn lại xem tại sao trong hoàn cảnh đen tối của năm 1863 mà Tổng Thống Abraham Lincoln lại tuyên bố chọn một ngày làm ngày lễ Tạ Ơn Thiên Chúa cho toàn dân. Ông đã nêu những lý do gì để kêu gọi dân chúng dành riêng một ngày để tạ ơn Ðức Chúa Trời?

Chúng tôi xin trích lại dưới đây một phần trong bài diễn văn của Tổng thống Lincoln, tuyên bố chọn ngày Thứ Năm cuối tháng Mười Một hằng năm làm ngày Lễ Cảm Tạ. Ông nói với dân chúng Hoa Kỳ những lời như sau:


Một năm nữa lại sắp chấm dứt. Chúng ta đi vào những ngày tháng cuối của năm nay với tràn đầy phước lành, với hoa quả của đồng ruộng và bầu trời an lành. Ngoài những phước lành đó, chúng ta còn được nhiều phước lành khác, những phước lành lạ thường. Những phước lành lớn lao có thể thâm nhập hay đi thấu vào những tấm lòng vốn thờ ơ trước sự quan phòng và dẫn đắt kỳ diệu của Ðức Chúa Trời Toàn Năng, và khiến những tấm lòng thờ ơ đó phải mềm đi. Trong hoàn cảnh chiến tranh, trước những đổ nát điêu tàn kinh khủng và lớn lao chưa từng có, trật tự đã được vãn hồi, mọi người đều tôn trọng và tuân giữ luật lệ; hòa bình và sự hài hòa đã chiếm ngự khắp nơi, ngoại trừ trên chiến trường, giữa đám quân lính. Dù nhà nông đã phải chia xẻ của cải, vật thực và nhân lực cho việc phòng thủ quốc gia; cày bừa, xe cộ, tàu bè vẫn được sử dụng và hoạt động bình thường chứ không bị ngưng trệ. Dân số trong nước tiếp tục gia tăng, và đất nước ngày càng được hưởng tự do nhiều hơn, rộng rãi hơn.
Tất cả những điều tốt đẹp chúng ta có ngày nay không phải do một người nào trên đời hướng dẫn hay do bàn tay của con người làm thành. Tất cả những điều đó là những món quà quý giá, đặc biệt mà Ðức Chúa Trời Toàn Năng đã ban cho chúng ta. Trong khi nghiêm khắc sửa dạy lầm lỗi của chúng ta, Chúa vẫn nhớ đến đức nhân từ của Ngài. Tôi nhận thấy rằng, chúng ta cần nghĩ đến những phước lành Chúa ban với lòng cung kính, khiêm cung và biết ơn. Dân chúng Hoa Kỳ cần có đồng một lòng, một tiếng nói, dâng lên Ðức Chúa Trời lòng biết ơn. Vì thế tôi xin trân trọng gọi mời tất cả quốc dân Hoa Kỳ, từ các thành phố, làng mạc, các phần của đất nước, luôn cả những người đang đi trên biển hay đang sống ở nước ngoài, hãy dành ngày Thứ Năm cuối cùng của tháng Mười Một sắp đến đây, làm ngày để cảm tạ và tôn cao Cha của chúng ta, là Ðấng cai quản trên các từng trời. Tôi cũng kêu gọi đồng bào hãy quan tâm chăm sóc cứu giúp những người đã trở thành góa bụa, mồ côi, những người đang than khóc và đau khổ vì ảnh hưởng của chiến tranh. Những đau thương này chúng ta không tránh được. Xin đồng bào hết lòng khẩn cầu Ðức Chúa Trời Toàn Năng chữa lành những thương đau của đất nước và phục hồi đất nước chúng ta, theo ý định tốt đẹp của Ngài, để chúng ta sớm được hưởng trọn vẹn bình an, hài hòa, yên lành và hiệp một.
Viết tại Washington, ngày 3 tháng 10 năm 1863, năm của Chúa chúng ta.
Ký tên: Abraham Lincoln.



Biết về nguồn gốc của lễ Tạ Ơn sẽ giúp chúng ta thấy được ý nghĩa của ngày lễ một cách rõ ràng hơn. Dù đã gần một trăm năm mươi năm kể từ ngày Ngày Lễ Tạ Ơn được thiết lập và dù có biết bao nhiêu thay đổi trong cách sinh hoạt và làm việc của mọi người trong xã hội, chúng ta vẫn tiếp tục nhận ơn lành của Ðức Chúa Trời, vì thế chúng ta vẫn cần dâng lời cảm tạ Ngài. Là cha mẹ, điều làm chúng ta sung sướng hơn cả là con cái có lòng biết ơn. Nếu chúng ta hy sinh cho con, cố gắng làm lụng vất vả để cho đời sống con được đầy đủ, sung sướng mà các con không biết nói một lời cảm ơn, không có một cử chỉ, một hành động nói lên lòng biết ơn, hoặc đi bày tỏ lòng biết ơn với người khác, chúng ta thật đau lòng. Thế nhưng có thể lắm đó là cách chúng ta đang làm đối với Ðức Chúa Trời, Người Cha yêu thương, Ðấng đã ban cho chúng ta sự sống cùng bao nhiêu ơn lành khác. Ðời sống hiện tại có nhiều khó khăn và thách thức thật, nhưng so với những người tại quê nhà, với người ở các nơi khác trên thế giới, chúng ta vẫn có nhiều điều để cảm tạ Chúa. Có một bài thơ nói lên những điều bình thường trong đời sống mà chúng ta thường phàn nàn nhưng thật ra đó là những phước lành Chúa ban mà chúng ta cần dâng lời cảm tạ Chúa. Chúng tôi xin phỏng dịch lại như sau:


Hãy cảm tạ Chúa khi quần áo bạn bị chật, vì điều đó chứng tỏ bạn không thiếu ăn.
Hãy cảm tạ Chúa khi bạn phải vất vả thu dọn sau một bữa tiệc, vì điều đó cho thấy bạn còn có bạn bè và người thân ở bên mình.
Hãy cảm tạ về số tiền thuế bạn phải đóng hằng tháng, vì chứng tỏ bạn không thất nghiệp.
Hãy cảm tạ khi bạn phải làm vườn, cắt cỏ, vì như thế là bạn đang sở hữu ngôi nhà mình ở.
Hãy cảm tạ khi bạn phải trả tiền sưởi trong mùa đông vì chứng tỏ bạn đã được sưởi ấm.
Hãy biết ơn Chúa khi bạn phải giặt giũ quần áo, vì như thế là bạn có dư quần áo để mặc.
Hãy cảm tạ Chúa khi bạn tìm được một chỗ đậu ở cuối bãi đậu xe, vì bạn còn có sức khỏe, có thể bước đi trên đôi chân của mình.
Hãy cảm tạ Chúa khi trong nhà thờ có người hát lạc giọng, vì nó cho thấy tai bạn vẫn còn bén nhạy.
Hãy cảm tạ Chúa khi có người phê phán phàn nàn chính quyền, vì chứng tỏ bạn đang được sống trong một xứ tự do, bạn có thể nói lên ý kiến của mình mà không sợ gì cả.
Hãy cảm tạ Chúa khi bạn bị đồng hồ đánh thức mỗi sáng, vì điều đó chứng tỏ là bạn vẫn còn sống.



Cầu xin Chúa giúp chúng ta nhìn thấy những phước lành Chúa đang tuôn tràn trên cuộc đời chúng ta, để chúng ta có thể dâng lên Chúa lời tạ ơn với lòng biết ơn Ngài sâu xa.

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành

8/11/11

Nhận Thức Vị Trí Của Bạn Trong Đấng Christ 8/11/11

Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được. (Giăng 15:5) 

Trong câu Kinh thánh này, Chúa Giê Xu phán “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh”. Ngài không nói “Ta là gốc nho, hãy cố gắng trở thành nhánh”. Nói khác hơn, Ngài muốn chúng ta nhận biết rằng chúng ta đã là nhánh rồi. Chúng ta không cần phải nỗ lực để trở thành nhánh. 

Là nhánh của Ngài, chúng ta chỉ cần bám chặt vào Đấng Christ là gốc nho của chúng ta. Chúng ta làm điều đó bằng cách nào? Đơn giản mỗi ngày nhận thức về vị trí của chúng ta ở trong Đấng Christ. Vì chúng ta đã tiếp nhận Chúa Giê Xu, chúng ta ở trong Đấng Christ và được chấp nhận trong Con yêu dấu (II Cô rinh tô 5:17; Ê phê sô 1:6). Đức Chúa Trời chấp nhận chúng ta vì chúng ta ở trong Con yêu dấu Ngài và Ngài ở trong chúng ta. Đó là cách mà Đức Chúa Trời nhìn thấy chúng ta ngày hôm nay khi chúng ta đến trước sự hiện diện của Ngài. 

Điều mà ma quỷ muốn bạn làm là tập chú vào tình trạng của bạn thay vì vị trí của bạn ở trong Đấng Christ. Tình trạng bạn đang đối diện có thể là sự thiếu thốn về mặt tài chánh hay tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi. Ma quỷ muốn bạn tập chú vào tình trạng của bạn và quên đi vị trí của bạn – rằng bạn là sự công bình của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ và rằng bạn được đồng ngồi với Ngài trong các nơi trên trời tại bên hữu Đức Chúa Cha (II Cô rinh tô 5:21). Nó muốn bạn quên rằng bạn là người thừa hưởng của Đức Chúa Trời và đồng thừa hưởng với Đấng Christ (Rô ma 8:17). 

Ma quỷ biết rằng một khi bạn tập chú vào vị trí của bạn trong Đấng Christ, điều đó ban cho bạn quyền năng để thay đổi tình trạng và hoàn cảnh hiện tại của bạn, (Giăng 15:5) nói rằng bạn sẽ sinh “nhiều quả”. Điều này có nghĩa là khi bạn cầu nguyện nghịch lại với sự thiếu thốn, sự cung ứng dư dật sẽ tuôn đỗ. Khi bạn cầu nguyện chữa lành, sự đau yếu sẽ lìa khỏi bạn. 

Bạn thân mến, không có điều nào trong những điều này có thể xảy ra bởi những gì bạn làm, nhưng do sự sống của Ngài tuôn đỗ qua bạn. Giống như nhựa sống tuôn đỗ qua các nhánh nho sẽ khiến cho chúng sanh ra kết quả, sự sống của Ngài tuôn đỗ qua bạn sẽ mang đến cho bạn một mùa bội thu sự thịnh vượng, sự chữa lành và những phép lạ. Bạn chỉ cần liên tục nhận thức bạn là ai trong Đấng Christ! 

Hãy nhận thức bạn là ai trong Đấng Christ và bạn sẽ sanh nhiều quả.

NCC

6/11/11

Sự Bảo Vệ Trọn Vẹn 24/24 6/11/11

Ngươi sẽ chẳng sợ hoặc sự kinh khiếp ban đêm, hoặc tên bay ban ngày, hoặc dịch lệ lây ra trong tối tăm, hay là sự tàn diệt phá hoại đang lúc trưa. (Thi thiên 91:5-6) 

Trong thế chiến thứ II, máy bay của Đức đã thả bom xuống Luân đôn. Nhiều ngôi nhà đã bị san bằng. Nhưng có một ngôi nhà vẫn còn đứng sừng sững giữa đóng đỗ nát đó. Chủ của ngôi nhà này nói rằng khi cô đọc Thi thiên 121:4, nói rằng “Đấng gìn giữ Y sơ ra ên không hề nhắp mắt, cũng không hề buồn ngủ”, cô thưa với Chúa rằng “lạy Chúa, bởi vì Ngài thức, do đó không thể nào cả hai chúng ta cùng thức. Con sẽ đi ngủ trong khi Ngài thức”. Và cô đã đi ngủ, lúc đó Chúa đã bảo vệ cô và gia đình cô. 

Năm 2005, khủng bố đã tấn công hệ thống đi lại công cộng của Luân đôn. Hôm đó, một cô gái người Singapore thấy mình tự nhiên bị trễ giờ đến sở làm và không thể đến ga xe lửa kịp giờ để lên chiếc xe lửa thường ngày. Cuối cùng khi cô đến gần ga, cô nhận ra rằng nó đã bị đánh bom ít phút trước đó. Mẹ của cô, thành viên trong Hội thánh chúng tôi, tin rằng Chúa đã bảo vệ con gái của bà trong ngày hôm đó. 

Đức Chúa Trời muốn bạn biết rằng bạn luôn được bảo vệ liên tục 24/24 – “bạn sẽ chẳng sợ hoặc sự kinh khiếp ban đêm, hoặc tên bay ban ngày, hoặc dịch lệ lây ra trong tối tăm, hay là sự tàn diệt phá hoại đang lúc trưa”. 

Ngài bảo vệ bạn khỏi “sự kinh khiếp ban đêm”, sự kinh khiếp đó có thể nói đến những điều xấu như cưỡng đoạt, bắt cóc hay những kẻ sát nhân. Ngài hứa bảo vệ bạn khỏi “tên bay ban ngày”. Điều này có thể nói đến những viên đạn của những kẻ bắn tỉa điên loạn, những phát súng cố tình hay những tên lửa tự chế bắn vào nơi ở của bạn. 

Đức Chúa Trời cũng che chở bạn khỏi “dịch lệ lây lan trong tối tăm” nói đến những vi rút mà bạn không thể nhìn thấy. Bạn không phải sợ hãi về những vi rút chết người ẩn núp đâu đó hoặc lo lắng về một căn bệnh chết người nào đó đang phát triển trong cơ thể bạn. 

Đức Chúa Trời cũng không muốn bạn sợ “sự tàn diệt phá hại đang lúc trưa” chẳng hạn như sóng thần ập đến bãi biển khu nghỉ mát mà bạn đang ở, hoặc bom được cài đặt trong ở nơi mua sắm bạn đang có mặt. 

Bạn không cần sợ vì Đức Chúa Trời, Đấng không hề nhắp mắt, cũng không buồn ngủ, đang bảo vệ bạn 24 giờ một ngày! 

Đừng sợ, hãy tin cậy Cha trên trời là Đấng đang bảo vệ bạn 24 giờ một ngày.

NCC

4/11/11

Bạn Đã Có Rồi, Bạn Đã Có Rồi 4/11/11

Bởi vậy ta nói cùng các ngươi:Mọi điều các ngươi xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã được, tất điều đó sẽ ban cho các ngươi. (Mác 11:24) 

Lời Đức Chúa Trời phán rằng chúng ta có thể có điều chúng ta cầu xin trong khi cầu nguyện, đơn giản vì chúng ta tin mình đã có nó rồi! Khi cầu nguyện, hãy biết rằng bạn đã được đáp lời hoặc rào chắn đã được phá bỏ, “tin là bạn đã nhận được chúng rồi”. Kinh thánh cũng cho biết rằng chúng ta đã nhận được bất cứ điều gì chúng ta cầu xin vì chúng ta đã được phước với đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời trong Đấng Christ. (Ê phê sô 1:3) 

Và hiện tại bạn đang ở trong Đấng Christ bạn đã tiếp nhận Ngài làm Đấng Cứu Thế. Vì thế, khi bạn cầu nguyện, thực tế bạn đang phóng thích đức tin để nắm giữ điều bạn đã có ở trong Đấng Christ. Và khi bạn tiếp tục nói bạn đã có điều đó rồi (Mác 11:23), bạn sẽ nhìn thấy điều đó hiển lộ trong lĩnh vực tự nhiên. 

Trong một buổi cắm trại của Hội thánh chúng tôi, một thành viên đã chia sẻ về căn bệnh đau lưng của cô đã chịu trong 15 năm do té từ trên nóc nhà xuống. Cô cần phải phẩu thuật để chấm dứt sự đau đớn này. Trong năm năm cô cũng uống rất nhiều thuốc chống căng thẳng. 

Sau khi đến Hội thánh, cô nhận ra rằng mình đã nhận được sự chữa lành rồi qua công tác hoàn tất của Đấng Christ. Từ chối phẩu thuật và cả uống thuốc, cô rủa sả cơn đau tiếp tục quay lại, cô tiếp tục công bố “Trong Chúa Giê Xu, ta tin rằng ta đã được chữa lành. Ta không phải cố gắng hay sẽ được chữa lành. Ta đã được chữa lành rồi. Ta có một cột sống hoàn toàn mới vì ta ở trong Đấng Christ. Đấng Christ thể nào, thì ta cũng thế nấy trong thế gian này”. Một thời gian ngắn sau cô đã thấy sự chữa lành rõ ràng. 

Đôi khi, triệu chứng của bệnh tật hoặc thiếu thốn có thể quay trở lại và bạn nghĩ rằng mình vẫn không nhận được những phước hạnh. Đó là lúc bạn phóng thích đức tin và công bố rằng bạn đã nhận được điều đó. Bạn không công bố để nhận lấy điều đó. Bạn công bố bạn đã có điều đó rồi trong Đấng Christ! 

Bạn của tôi, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Đấng Christ đang ở trong chúng ta (Cô lô se 1:27) điều này có nghĩa là ngay bây giờ, sự chữa lành, thịnh vượng, sự khỏe mạnh của bạn, tình trạng hạnh phúc gia đình và mọi thứ bạn ước ao trong lòng ở trong bạn. Vì thế hãy nói “tôi có mọi thứ tôi cần trong Đấng Christ ngay bây giờ!” 

Bởi vì Đấng Christ ở trong bạn, ngay bây giờ sự chữa lành, sự thịnh vượng, sự khỏe mạnh, tình trạng hạnh phúc gia đình đều ở trong bạn.
NCC 

1/11/11

Bình An Giữa Bão Tố 1/11/11

Tôi nhớ tôi có đọc về một cuộc tranh tài nghệ thuật nọ, chủ đề được đưa ra đó là về “ sự bình an [sự hoà bình]”. Hoạ sĩ nào thể hiện xuất xắc được “sự bình an” trong tác phẩm của mình sẽ thắng cuộc. Các họa sĩ chuẩn bị sơn, cọ, các ý tưởng và bắt tay vào việc sáng tạo ra những kiệt tác nghệ thuật của họ. Khi đến lúc bình phẩm các tác phẩm nghệ thuật, các vị giám khảo rất ấn tượng với hàng loạt các cảnh thanh bình được minh hoạ bởi các hoạ sĩ. Nào là cảnh mặt trời chiếu soi trên cánh đồng cỏ xanh trử tình, kế đến là cảnh ánh trăng thanh bình soi sáng trên các ngọn đồi và một bức tranh gợi cảm khác đã thể hiện cảnh một người đàn ông đang ung dung bước đi qua cánh đồng quê thanh vắng.

Sau đó, các vị giám khảo lại đến gần một bức hoạ không những khác thường mà còn có vẻ kinh hoàng và có lẽ là quá xấu đối với một vài vị. Nó ngược lại với chủ đề so với các bức tranh khác mà các vị giám khảo đã xem qua. Nó được sơn màu ca cao tự nhiên đậm nét. Nó mô tả một cơn bão dữ dội, những làn sóng của đại dương gầm thét dâng cao và đập mạnh vào bờ của vách đá kèm với sấm sét. Các tia chớp loè xuống xuyên qua bầu trời xám xịt và những nhánh cây gãy ra và rơi xuống vực vì sức ép của cơn bão. Vậy bây giờ, làm thế nào mà bức tranh này lại có thể là bức tranh điển hình cho sự bình an?

Tuy nhiên, các vị giám khảo có vẻ đã thống nhất với nhau trao giải nhất cho người hoạ sĩ đã vẻ bức tranh về cơn bão dữ dội đó. Trong khi chờ đợi kết quả cuối cùng được công bố, quyết định của các vị giám khảo lập tức trở nên rỏ ràng vì khi nhìn thật kĩ vào bức tranh đạt giải bạn sẽ thấy ẩn trong vách đá là một gia đình chim đại bàng đang xích lại gần nhau trong tổ của chúng. Đại bàng mẹ đang chống chọi với cơn bão ác liệt đó, nhưng các chú đại bàng con không hề biết gì về cơn bão và đang lim dim dưới cánh che chở của mẹ chúng.

Đó là loại bình an mà Chúa Giê-xu ban cho bạn và tôi! Ngài ban cho chúng ta sự bình an, sự an ninh, sự che chở và sự bảo vệ ngay cả giữa bão tố. Tác giả thi thiên đã mô tả điều này rất tuyệt: “Người nào ở trong nơi trú ẩn của Đấng Chí Cao sẽ được che chở dưới bóng của Đấng Toàn Năng. Tôi nói về CHÚA rằng: Ngài là Đức Chúa Trời tôi, là nơi trú ẩn và thành lũy của tôi, tôi tin cậy nơi Ngài. Vì Ngài sẽ giải cứu ngươi thoát khỏi bẫy chim, thoát khỏi dịch lệ hủy diệt. Ngài sẽ lấy lông Ngài mà che chở ngươi và dưới cánh Ngài ngươi sẽ tìm được nơi trú ẩn. Lòng thành tín Ngài là cái khiên, cái mộc bảo vệ ngươi.” ( Thi-thiên 91:1-4)
Chúa Giê-xu ban cho chúng ta sự bình an, sự an ninh, sự che chở và sự bảo vệ ngay cả giữa bão tố.
Không có nơi nào an ninh hơn là ở dưới cánh bóng che chở của Đấng Cứu Thế. Không thành vấn đề là hoàn cảnh xung quanh bạn tồi tệ thể nào. Bạn có thể kêu cầu Chúa ban Ân huệ, như Đavít đã kêu cầu trong Thi Thiên 57:1 “Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót tôi, xin thương xót tôi, vì linh hồn tôi trú ẩn nơi Ngài. Tôi sẽ trú ẩn dưới bóng cánh Ngài cho đến khi cơn hủy diệt đã qua.” Trong bản dịch New King James nói là: “Xin hãy làm ơn cho tôi, lạy Đức Chúa Trời, xin hãy làm ơn cho tôi! Vì linh hồn tôi tin cậy nơi Ngài, nơi bóng cánh của Ngài tôi sẽ ẩn náu cho đến khi bão tố qua đi.” Ngày hôm nay chúng ta có một sự bảo đảm quả là chắc chắn, hãy biết rằng dù cơn huỷ diệt có gầm thắt quanh ta, chúng ta có thể ẩn náu mình nơi Chúa. 

NCC

28/10/11

BIRD LOVE PHOTOS - quá đẹp ! 28/10/11


Chim âu yếm săn sóc nhau, sống động tuyệt vời! ...Đáng được coi là bậc thầy trong lãnh vực tình yêu lứa đôi ...
 


















 
 
Tác giả bài viết: Sưu Tầm

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *